CÂY KHOAI LANG Ở TÂY NGUYÊN VÀ PHÂN BÓN TRÍ VIỆT

  1. Chuẩn bị đất

A Trước khi muốn trồng khoai lang, bà con cần xác định kỹ ruộng canh tác của mình thuộc loại đất gì. Điều này thuận lợi cho bà con có được phương pháp làm đất, trồng và chăm sóc tốt nhất trên ruộng khoai của mình. Vì vậy, chúng tôi đưa ra hai trường hợp như sau:

– Đất trồng lúa hay đất thịt chúng ta cần phải cày xới kỷ, sâu khoảng 15-20 cm và làm sạch cỏ để tránh bị cạnh tranh dinh dưỡng với ruộng khoai sau này.

–  Đất cát hay đất thịt pha cát không cần cày xới, nhưng phải đảm bảo đất trước khi lên luống phải tơi xốp.

Trong khâu làm đất, cần chú ý, nếu muốn khoai lang đạt củ to và năng suất cao thì đất trồng phải tơi xốp và thoát nước tốt.

  1. Lên luống

Sau khi cày xới, đất được lên luống. Chiều cao và bề rộng tùy theo giống, đất đai và điều kiện canh tác. Thông thường làm luống rộng 70-100 cm, mương rộng 30-40 cm, luống cao 30-50 cm.

–  Đất sét nặng cần lên luống cao để đất được thoáng, dễ thoát nước và dễ thu hoạch.

– Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống nhưng luống phải thoát nước tốt khi gặp mưa dầm hay ngập úng.

  1. Giống: Chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao.
  2. Chọn hom giống

Hom giống phải to, không bị sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt). Trung bình hom tốt nhất dài khoảng 30-40 cm, phải có từ 6-8 mắt.

Vị trí lấy hom: Hom ngọn cho năng suất củ tốt nhất, kế là những hom giữa. Hom gốc thường cho năng suất kém do chúng quá già cổi.

Ủ hom giúp hom nảy mầm tốt hơn sau khi trồng: hom nhổ xong để chỗ mát trong 1-2 ngày (nhưng không để chất đống) sẽ giúp hom mọc mạnh hơn (không để quá 3 ngày).

Chọn những hom ít rễ phụ và không bị ra hoa trước đó.

  1. Đặt hom

Đặt hom nằm ngang trên luống, chôn sâu 5-10 cm, với 2/3 hom được chôn sâu dưới đất. Khoảng cách (100 –130 cm) x (20-30 cm) mật độ 30.000 hom/ha với mương rộng khoảng 30-40 cm.

  1. Điều kiện thích hợp cho khoai lang nảy mầm và phát triển

– Củ nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 26 – 300C, thân lá mọc tốt ở 22 – 280C, củ phát triển tốt ở 22 – 250C.

– Nhiệt độ cần thiết để cây quang hợp tốt là 25 – 380C (cây con), 280C (cây trưởng thành), nhiệt độ thấp hơn 200C cây quang hợp kém. Khi cây quang hợp kém làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất khoai lang.
Dựa vào điều kiện này bà con có thể lựa chọn thời điểm trồng thích hợp nhất mặc dù cây khoai lang sinh trưởng được quanh năm trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

  1. Dinh dưỡng cần thiết cho khoai lang

* Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và đây là giai đoạn quyết định đến giai đoạn hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoai lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.

* Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ.

* Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Hiệu lực của kali đối với khoai lang như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang nên bón kali cho bội thu tới 86-115%. Hiệu suất do bón kali đạt 16-24kg củ/1kg kali clorua trên nền không có hữu cơ và 2,4-4,7kg củ/1kg kali clorua trên nền có hữu cơ.

Công thức phân cho khoai lang: Bón phân cho khoai lang theo tỷ lệ N-P-K thay đổi theo vùng. Có thể áp dụng công thức 45-75-90 (bón 45 kg N/ha, 75 kg P2O5/ha, 90 kg K2­­­­O/ha).

Với công thức nầy, lượn phân cần cho 1héc ta khoai lang là:

–         225 kg phân NPK 20-20-15

–         150 kg Phân Super Lân Lâm Thao

–         95 kg phân Clorua Kali (Kali muối ớt)

Khi bà con dùng sản phẩm của Công ty Trí Việt thì lượng phân bón hóa học cần thiết cho cây sẽ giảm 20% . Công thức phân cần bón cho 1 héc ta khoai lang chỉ còn như sau:

–         180 kg phân NPK 20-20-15

–         124 kg phân Lân Lâm Thao

–         70 kg Clorua Kali

Cách bón phân trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây khoai lang như sau:

  1. Bón lót trước khi trồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức bội thu đạt 29-34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22-23 tạ/ha khi bón rơm rạ.

Vì vậy, để khoai lang đạt năng suất cao bà con cần phải bón lót trước khi trồng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ khác nhau nhưng chất lượng thì không ai biết được. Đồng thời nếu bón phân chuồng trong giai đoạn này thì cần một số lượng rất lớn, phân chuồng nếu không được ủ hoai đúng cách thì chúng cũng không có tác dụng gì đối với ruộng khoai chúng ta. Mặc khác, bón hữu cơ hay phân chuồng tốn rất nhiều công sức và chi phí vận chuyển cũng cao hơn.

Trước vấn đề trên thì Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Trí Việt đã cho ra một sảm phẩm phân bón thay thế hoàn toàn phân hữu cơ hoặc phân chuồng trong canh tác khoai lang.

Phân bón rễ TV Gold chuyên dùng cho khoai lang với công dụng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng đặc biệt có bổ sung các amino acid  hợp chất PH-HS là những chất cây dễ hấp thụ so với các sản phẩm phân hữu cơ khác. Trong giai đoạn này TV Gold sẽ giúp cho cây khoai lang ra rễ mạnh ăn sâu vào đất, giúp cây sinh trưởng tốt hơn và đây là yếu tốt quyết định rất lớn đến năng suất khoai lang về sau.

Trong giai đoạn này bón tất cả phân lân Lâm Thao + 90 kg NPK 20-20-15 + 35 kg Clorua Kali kết hợp với 10-20 kg TV Gold (thay thế toàn bộ lượng hữu cơ cần dùng) trộn đều và bón lót cho 1 héc ta khoai lang.

  1. Trồng dặm hom chết

Bất kỳ loại cây trồng nào cũng xảy ra hiện tượng chết hom giống hay chết cây con sau khi trồng nhưng với tỉ lệ nhiều hay ít. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cách chọn giống, ủ giống, cách chăm sóc, thời tiết (nắng, mưa),… Thời điểm thấy rõ nhất là 5-10 ngày sau khi trồng.

Để hạn chế hiện tượng chết hom giống hay chết cây con sau khi trồng bà con cần phải bổ sung dinh dưỡng thêm cho hom giống sau khi trồng. Sau nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu của các chuyên gia đã tìm ra công thức phân bón có khả năng làm hạn chết đến mức thấp nhất hiện tượng dáng lo ngại này. Sản phẩm Trí Việt 4 chuyên dùng cho khoai lang: sản phẩm này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho khoai lang, chống lại hiện tượng chết dây. Đồng thời nó giúp dây khoai lang cứng dây, đứng lá tránh hiện tượng “ngủ ngày”. ? Phun sản phẩm Trí Việt 4 ngay sau khi đặt hom giống giúp cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho hom giống phát triển.

Phun với liều lượng 50-75cc/ bình 25 lít nước, trung bình 10-15 ngày phun hoặc tưới 1 lần nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây phát triển và tạo củ, có thể phun đến trước khi thu hoạch 10 ngày.

  1. Bấm ngọn (20-25 ngày sau khi trồng)

Kích thích thân khoai phân nhiều nhánh sớm và không cho thân chính mọc quá dài.

Nếu trong giai đoạn này thấy khoai không được xanh tốt hay có dấu hiệu sinh trưởng kém nên tưới hoặc rải sản phẩm PHS-Trí Việt giúp cây xanh tốt trở lại so với những luống khoai khác.

PHS-Trí Việt là sản phẩm sinh học dưới dạnh hợp chất hữu cơ cao phân tử, cung cấp năng lượng ATP cho cây trồng giúp cây phục hồi nhanh chóng trong các điều kiện bị phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ, nắng hạn, ngập úng hay đất nghèo dinh dưỡng.

Đối với khoai lang giai đoạn sinh trưởng lúc đầu rất quan trọng, ảnh hưởng mật thiết với năng suất và chất lượng củ về sau. Nên giai đoạn nầy bà con nên chăm sóc tốt cho khoai lang sinh trưởng tốt để đạt được năng suất mong muốn.

  1. Giai đoạn bón thúc

Bón tất cả lượng phân còn lại 90 kg NPK 20-20-15 + 35 kg Clorua Kali + 10-20 kg TV Gold trộn đều và bón cho 1 héc ta khoai lang. Thời gian bón thúc cho cây tối hảo là 30-45 ngày sau khi trồng.

Ở đất nhiều cát có thể bón thúc 2 lần cho khoai lang:

Lần 1: 15-30 ngày sau khi trồng. Bón 90 kg NPK 20-20-15  + 10-20 kg TV Gold còn lại nhằm thúc đẩy thân và lá phát triển.

Lần 2: 45-60 ngày sau khi trồng. Bón 35 kg Clorua Kali + 10-20 kg TV Gold còn lại, nhằm kích thích củ phát triển.

  1. Nhấc dây (giở dây):

* Giở dây sẽ giúp dưỡng liệu chỉ tập trung ở củ gốc và còn làm luống khoai được thoáng. Thực hiện 2 lần vào lúc 30-45 ngày và 60-75 ngày sau khi trồng.

* Chỉ nên giở dây để đứt các rễ phụ ở thân, không nên lật ngược dây lại làm xáo trộn kết cấu của các tầng lá sẽ giảm khả năng quang hợp và tạo chất khô qua lá. Nếu gặp trời nắng hạn nên hạn chế việc nhấc dây.

* Trong giai đoạn này nên vun gốc cho khoai lang để rễ cây đủ đất ăn và phát triển củ được dễ dàng hơn.
Nếu trong giai đoạn này bà con không áp dụng biện pháp nhấc dây do tốn rất nhiều công sức vì diện tích trồng quá lớn và không có công lao động. Vì vậy, bộ phận nghiên cứu của Công ty Trí Việt đã nghiên cứu ra một sản phẩm giúp bà con không cần nhấc dây nhưng năng suất vẫn đạt rất cao thay cho việc nhấc dây. Đồng thời trong giai đoạn này khoai lang không cần phát triển thân lá nữa mà phải tập trung vào tạo củ cho khoai lang. Muốn khoai lang tạo củ nhiều và tập trung cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như chất lân, chất kali và chất hữu cơ giúp củ phát triển tốt hơn.

Phân bón lá Trí Việt 5  giúp bà con làm điều này: Trí Việt 5 cung cấp Kali dạng siêu hấp thu (dễ hấp thu) cho khoai lang giúp khoai lang tạo củ rất sớm và tập trung, khoai lang tạo củ đồng đều tránh hiện tượng chết dây hay ngủ ngày. Tưới hoặc phun Trí Việt 5 với 40 ml/25 lít nước, trung bình 7-10 ngày/lần đến khi thu hoạch.

  1. Tưới nước

* Vào mùa khô, trên diện tích rộng người ta dẫn thủy cho ngập giữa các hàng luống để tưới cho khoai lang.

* Tuy nhiên, chỉ cần cho ngập khoảng 1/3-1/2 chiều cao luống, tránh làm cho luống bị ngập nước (nhất là khi dây đã phủ đất) để làm sâu bệnh dễ phát triển và củ cũng hông bị méo mó hay nứt.

* Mùa nắng dẫn thủy cho khoai lang ít nhất hai lần (trừ lúc đặt hom):

+ Lần 1: 40-45 ngày sau khi trồng

+ Lần 2: 80-90 ngày sau khi trồng.

Chú ý: Không nên để nước ngập luống khoai quá lâu, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của rễ cũng như củ khoai lang. Nếu để nước ngập ruộng khoai quá lâu tạo điều kiện cho những vi sinh vật hiếm khí phát triển và gây ra nhiều dịch bệnh cho cây khoai lang. Vì vậy, nếu ruồng khoai tưới ngập phải cho rút nước cành nhanh càng tốt cho ruộng khoai lang.

  1. Sâu bệnh trên khoai lang

14.1. Côn trùng: Côn trùng gây hại quan trong nhất trên khoai lang là sung đục củ hay bọ hà. Chúng gây hại vào giai đoạn khoai lang bắt đầu xuống củ vì vậy bà con nên chú ý chăm sóc và phòng ngừa trong giai đoạn này.

* Sùng khoai lang: sùng khoét củ khoai tạo thành những đường ngầm. Nơi củ bị sùng thường bị mất màu và có mùi hôi, chất lượng củ khoai bị giảm.

* Khi khoai lang hình thành củ phải vun cao và kín gốc không để củ ló lên khỏi mặt đất, thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai để đất không bị nứt nẻ, bít đường chui xuống củ đẻ trứng của con trưởng thành.

* Trước khi trồng có thể xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch có chứa thuốc Vibasu 40ND hoặc 50ND trong vòng 30 phút để diệt sâu, nhộng bên trong dây giống, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng.

* Nếu ruộng khoai thường bị bọ hà gây hại nặng hàng năm, nên điều khiển thời vụ sao cho thời kỳ có củ tránh rơi vào mùa khô, hạn. Từ khi hình thành củ trở đi có thể dùng thuốc Nokaph 10H rải vào đất khi khoai lang bắt đầu xuống củ hoặc dùng Padan 95SP phun xịt định kỳ 10 ngày một lần và ngừng vào thời điểm 30 ngày trước khi thu hoạch.

14.2. Bệnh

– Bệnh thối thân: do nấm gây ra, nấm sống ở đất, xâm nhập vào tế bào làm cho thân cây bị đen đi. Lúc đầu, chỉ là vệt màu vàng, sau đó lan dần thành vùng mất màu, làm lá bị nhăn, cây héo và chết.

– Bệnh thối nhũn: Phá hại củ, làm củ bị hư do nấm tạo thành những lằn dài thối nhũn ở củ, làm củ bị hôi thối, vỏ củ bị nứt.

Khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa, dùng các thuốc gốc đồng như: Champion, Kocide, hoặc thuốc CURZATE M-8… để phòng ngừa.

– Bệnh vi rút: Do côn trùng truyền sang. Bệnh làm lóng thân bị ngắn lại, lá nhỏ năn nheo hay làm gân lá bị vàng lợt, lá nhỏ và rễ ngắn. Bệnh này không có thuốc phòng trị: chọn hom giống không bị nhiễm bệnh, nếu cây bị bệnh nhổ bỏ sau đó rải vôi vào những nơi cây bị bệnh.

Bà con chú ý khi áp dụng biện pháp tưới ngấm hay tưới bằng cách bơm nước vào cho ngập ruộng khoai thì phải cho nước rút càng nhanh càng tốt. Nếu giữ nước quá lâu trong ruộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển nhất là bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra.

  1. Thu hoạch: Nên thu hoạch khoai lang khi

–         Thân lá bắt đầu chậm phát triển, lá vàng và rụng nhiều

–         Nhựa củ đặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang.

–         Vỏ củ láng và còn mang rất ít rễ phụ

–         Củ có tỷ lệ chất khô cao (ít nước).

–  Khi thu hoạch nhổ củ cẩn thận, tránh làm tổn thương củ.

– Củ nhổ xong không nên rửa sạch, chỉ nên phơi khô (3-4 nắng).

– Cần loại bỏ những củ bệnh, hư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *