BÓN PHÂN CHO NHÃN THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO?

VÌ SAO VIỆC BÓN PHÂN CHO NHÃN LẠI QUAN TRỌNG?

Việc bón phân không hợp lý, không đúng thời điểm dễ làm thất thoát phân bón. Đất đai sẽ ngày càng thoái hóa, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian. Sau mỗi đợt thu hoạch trái, chúng ta đã lấy đi rất nhiều dinh dưỡng của đất. Vì vậy việc bón bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trả lại cho đất là điều cần thiết để đảm bảo nhãn cho năng suất cao.
Ngoài ra, việc bón đơn thuần phân hóa học trong thời gian dài sẽ làm phá hủy cấu trúc đất. Đất sẽ ngày càng dẻ chặt, các tế khổng trong đất không còn, khả năng giữ nước, giữ phân kém đi. Do đó chúng ta cần phải bổ sung cả phân hữu cơ để góp phần cải tạo đất thì vườn cây của chúng ta mới phát triển bền vững được.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO NHÃN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Đối với nhãn, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đúng công thức theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển cụ thể sẽ mang lại năng suất cao hơn. Hiệu quả kinh tế từ đó cũng được tăng lên. Hiện nay, trên internet có rất nhiều khuyến cáo về bón phân cho cây nhãn nhưng đại đa số là khuyến cáo chung chung hoặc viết theo kiểu hàn lâm rất khó hiểu. Vì vậy, Công ty Phân Bón Trí Việt đề xuất quy trình bón phân cho cây nhãn > 3 năm tuổi như sau, bà con cùng tham khảo và đóng góp ý kiến:

Phân bón cho nhãn

???? Phân Bón Gốc Cho Nhãn

???? Lần 1:
Giai đoạn sau thu hoạch, nhãn cần được kích thích ra chồi để phục hồi quá trình sinh trưởng. Ngoài ra, các chồi này cũng là nơi mang bông sau khi xử lý, chồi tốt thì bông mới đẹp. Tuỳ vào từng điều kiện canh tác, tuổi cây mà bà con có thể để từ 2-3 cơi đọt trước khi xử lý. Sau khi tỉa cành bà con bón 1kg NPK (20-10-10, 20-20-15) + 2 kg Bio TV cho 1 gốc. Nếu để từ 2-3 cơi đọt thì bà con có thể chia lượng phân để bón nuôi mỗi cơi. Bio TV trong giai đoạn này rất cần thiết để cung cấp hữu cơ bổ sung cho đất; tái tạo bộ rễ mới cho nhãn; giúp nhãn hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn; cung cấp hệ VSV phân hủy xác bã hữu cơ, VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV tiết kích thích tố và VSV đối kháng với nấm bệnh.
???? Lần 2:
Sau khi bông nhú được khoảng 10cm, đây là giai đoạn nhãn cần lượng dinh dưỡng cân đối để nuôi bông và giúp quá trình thụ phấn được tốt hơn. Bà con bón 1kg NPK (16-16-16) cho 1 gốc để nuôi bông.
???? Lần 3:
Sau khi đậu trái khoảng 2 tuần, trái to cỡ đầu đũa ăn, đây là giai đoạn nhãn cần hàm lượng đạm cao để thúc trái lớn nhanh. Bà con bón 1kg NPK (20-10-10) + 2kg Bio TV để vừa thúc lớn trái, vừa bổ sung hệ VSV có lợi cho đất.
???? Lần 4:
Giai đoạn trái bằng đầu ngón tay trỏ, giai đoạn này nhãn vẫn cần công thức phân đạm cao để trái mau lớn. Bà con bón 0,5kg NPK (20-10–10) + 20g PHS Trí Việt. PHS Trí Việt trong trường hợp này sẽ đóng vai trò như người giữ dinh dưỡng và phân phát lại cho cây sử dụng. Dinh dưỡng sẽ được sử dụng một cách triệt để và hiệu quả. Hợp chất HS trong PHS còn giúp trái lớn nhanh, hạn chế được tình trạng rụng trái non do stress thời tiết. Ngoài ra trong PHS còn chứa các Amino acids, trung vi lượng dưới dạng chelate-HS (đặc biệt là Mg, S, Zn, Cu,… đây là các nguyên tố cần thiết cho quá trình phát triển của trái).
???? Lần 5:
Giai đoạn trái bằng đầu ngón tay cái, hạt đã bắt đầu chuyển màu. Đây là giai đoạn nhãn bất đầu cần công thức phân bón cân đối hơn (chủ yếu là cân đối giữa N và K). Bà con bón 0,5kg NPK (16-16-16) + 20g PHS Trí Việt.
???? Lần 6:
Giai đoạn trái lên cơm (lên cùi), đây là giai đoạn nhãn cần công thức phân kali cao để giúp nhãn lên cơm dày, tăng độ ngọt. Bà con bón 1kg NPK ( 15-5-20, 18-6-24,…) + 20g PHS Trí Việt cho 1 gốc để nhãn lên cơm dày, ngọt trái.
Lưu ý: Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K thì nhãn cũng có nhu cầu cao đối với các dinh dưỡng trung lượng Ca, S, Mg và vi lượng Zn, Fe, Cu, Bo,… Khi có sử dụng các sản phẩm của Trí Việt, bà con sẽ không cần phải lo cây nhãn bị thiếu các nguyên tố dinh dưỡng trên.

???? Phân Bón Lá Cho Nhãn

Những lợi ích của cung cấp dinh dưỡng qua lá:
– Cung cấp dinh dưỡng cho cây hiệu quả hơn
– Kích thích sự phát triển của rễ
– Bù đắp dinh dưỡng khi rễ hoạt động yếu
– Giải quyết thiếu hụt dinh dưỡng ngay lập tức
– Kiểm soát tốc độ tăng trưởng của cây trồng
– Tăng sức đề kháng của cây
– Cải thiện chất lượng nông sản
– Tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư
Các Giai Đoạn Phun Phân Bón Lá Cho Nhãn
???? Lần 1: Phun dưỡng cơi đọt làm bông. Sử dụng Trí Việt 1 với liều lượng 2ml/lít nước.
???? Lần 2: Phun dưỡng bông khi bông ra được khoảng 10cm. Pha nồng độ 2ml Trí Việt 1 + 1,3g CanxiBo Mg cho 1 lít nước để phun.
???? Lần 3: Phun dưỡng trái non khi trái đậu được 7-14 ngày. Pha nồng độ 2ml Trí Việt 1 + 1,3g CanxiBo Mg cho 1 lít nước để phun.
???? Lần 4: Phun dưỡng trái giai đoạn sau khi đậu trái 30 ngày. Sử dụng Trí Việt 1 với liều lượng 2ml/lít nước.
???? Lần 5: Phun dưỡng trái giai đoạn sau khi đậu trái 45 ngày. Sử dụng Trí Việt 1 với liều lượng 2ml/lít nước.
???? Lần 6: Phun dưỡng trái giai đoạn sau khi đậu trái 60 ngày. Pha nồng độ 2ml Trí Việt 2 + 1,3g CanxiBo Mg + 2g Kali Maxx cho 1 lít nước để phun.
???? Lần 7: Phun dưỡng trái giai đoạn sau khi đậu trái 75 ngày. Pha nồng độ 2ml Trí Việt 2 + 2g Kali Maxx cho 1 lít nước để phun.
Lưu ý: Có thể phối hợp phân bón lá trên với thuốc BVTV khi phun trừ sâu rầy hoặc phun ngừa nấm bệnh. Khi cây đang bị bệnh thì không nên phun phân bón lá.

???? Bón Vôi

Bà con nên bón vôi 3 lần/năm. Thời điểm bón là đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Liều lượng: 1kg/gốc/lần bón.
Trên là các khuyến cáo của công ty Phân Bón Trí Việt về phân bón cho cây nhãn. Tùy vào từng điều kiện thổ những mà bà con có thể tăng giảm lượng phân để mang lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất.
Phòng kỹ thuật công ty Trí Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *